Chuyện tiền bạc - tốt hay xấu?

Chuyện tiền bạc – Vấn đề niềm tin


– có ai đó từng hỏi mình có phải tu là nên buông bỏ bớt sự dính chấp với tiền bạc hay không?

– Tiền bạc thì không phải là vấn đề. Vấn đề là những tư tưởng chưa đúng về nó mới cần buông.

Một hôm sau khi xả thiền, đề tài này quay trở lại và tự dưng nó được hệ thống một cách rất rõ ràng. Trả lời cho hai vấn đề quan tâm nhất là: Khi buông thì buông cái gì? và tại sao cứ mãi khó khăn về tiền bạc?

Quả thật để có tiền không phải là dễ đúng không? – Không!

Có hai cái cực đoan trong sự nhận thức về tiền bạc đã làm chúng ta bị mắc kẹt với nó (kênh tài chính) ở phương diện sinh hoạt đời thường cũng như sự phát triển tâm linh.

Thứ nhất: cho rằng tiền bạc thường hay đi đôi với “tội lỗi”…


khái niệm “tiền tệ” chắc có lẻ cũng không phải là ngẫu nhiên nhỉ?

Chúng ta đừng vội phủ nhận cái này nhé!! Đó là một thứ rác đã ghim sâu vào trong tiềm thức cụ thể nó là một dạng Belief system (hệ thống niềm tin) căn bản làm nên thực tại của thế giới mà chúng ta đang sống đây.

Hãy thử xét ví dụ, bạn thấy một ông quan chức giàu có, tài sản kết xù, rồi bạn nhìn thấy một ông bác sĩ nào đó cũng tương tự vậy hay một ông Thầy tu trong một ngôi chùa thật lớn khang trang, đồ sộ, có rất nhiều phương tiện vật chất hơn người… thường chúng ta hay nghĩ gì? À chắc đó là một ông quan tham, một ông bác sĩ chắc cũng hơi “chặt chém” hay đó chắc không phải là một bậc chân tu… chúng ta luôn hình dung cái chân thiện phải luôn khoát một màu áo rách rưới nghèo khổ nào đó chứ những thứ đi liền với sự sung túc và giàu có luôn bị gắn kết với tội lỗi hay bất thiện… tại sao ta lại “hay” suy diễn kiểu ấy?

Chính bởi hệ thống niềm tin “méo mó” này mà chúng ta đang “lập trình” nên một thực tại rất “kỳ cục”… một ông bác học tâm huyết nào đó có thể tìm ra một giá trị “cứu nhân độ thế” nhưng ko có đủ kinh phí đôi khi phải bỏ ngang công trình trong khi những dự án phá hoại sự tốt đẹp của đời sống đạo đức hay môi trường… thì lại thừa tiền để làm những chuyện ấy.

Nếu tôi có thể nói chuyện được với God thì sẽ hỏi ông ta một câu rất thẳng ruột là: “Hey Guy!! Ông hoàn hảo và thánh thiện như vậy sao ông có một bản thiết kế “quái quăm” đến nghịch lý vậy?” Thì mình đoán ổng sẽ cười ngạo nghể mà phán rằng: “chính những thứ “rác rưỡi” về tiền bạc trong tụi bay (con người) đã làm nên cái “quái quăm” đó đấy!!! Tụi bay hay đồng loã cái xấu với tiền thì đổ lỗi cho ai vậy?”

Bởi vậy, chúng ta thường hay tự thiết kế nên những thứ “quy luật” kỳ quặc cho cuộc đời rồi cố phải chịu đựng cái nghịch lý ấy trong sự hằn học của đổ lỗi (mà không biết đổ đi đâu, toàn đổ cho trời!!!), lại chưa bao giờ biết nhận trách nhiệm để dọn dẹp hay thanh tẩy điều nào cả! Nhưng nếu có ai kêu gọi hãy nhận trách nhiệm dọn dẹp bên trong mình đi thì những kẻ ít hiểu biết cười khẩy cứ bảo là lũ ngớ ngẫn, lỗi gì của tao mà bảo nhận trách nhiệm. Nên đôi lúc cũng phải giữ im lặng như ra vẻ của một bậc thánh mà kỳ thực là “ức” hong thẻm giả nhời nữa!

Trở lại chuyện “tiền và tệ”, Chính khi ta bị mặc định một cách vô thức rằng tiền hay đi với tệ mà trong đời này có một thứ quy luật vô hình ngớ ngẩn là khi làm một điều gì chân chính thì chúng ta lại nhận được rất ít tiền nên phải có chút mánh khoé, luồng lách hay hơi bẩn bẩn gì đó… thì mới có nhiều tiền. Nếu cái rác này còn quá ăn sâu vào trong tiềm thức thì ai đó khi làm chuyện đạo đức hay chăm tu tập sẽ ít khi nào kinh nghiệm được sự thoải mái về tài chính!!

quan-he-tien-bac
Tiền ơi! Mi ở đâu?

Thứ hai: nỗi sợ thiếu hụt


Cái rác thứ hai cản trở “kênh tài chính” hưng vượng đó là sự bám chấp, bo bo ôm giữ hay khía cạnh khác là luôn sợ thiếu hụt. Đây vừa là nhân trực tiếp tạo nên thực tại nghèo đói và cũng là nhân diệt mất lòng bố thí vốn là chìa khoá để mở ra sự sung túc.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng ai đó đang lâm râm cầu nguyện trong chùa hay trong nhà thờ… xin cho con có thật nhiều tiền, con nghèo quá.. xin cho con bớt khổ đi!!! Thì thử hỏi cái ước muốn đó có được thành tựu hay không? Xin thưa là rất khó nếu người ấy vẫn tiếp tục cầu xin mà trong lòng luôn “vững tin” là mình rất nghèo.

Có ai đó đã đo đạc về chỉ số của điện trường quả tim gấp 100 lần não bộ và từ trường của quả tim gấp 5000 lần não bộ để cho thấy “sức mạnh” chi phối thực tại quả thật là từ quả tim, từ cảm giác, từ sự “vững tin” chứ không phải quyết định bằng sự mong muốn yếu ớt của lý trí. Ở điểm này chúng ta hãy để ý: lý trí hay ý muốn luôn “phát biểu” ngược vơi cái mình tin đó! Và “phép màu” chỉ xảy ra khi hai cái này “đồng trục” mà thôi.

Chính thái độ mặc định về sự khó khăn để có được tiền bạc do bị tuyên truyền mà cái rác khủng khiếp ấy đã chặn đứng sự hào phóng của vũ trụ luôn ưu ái chúng ta. Hãy xem thử bao nhiêu thứ vĩ đại lớn lao và tuyệt hảo khó làm vũ trụ còn “thị hiện” được cớ gì chuyện cỏn con lại không khai mở được?

Rồi cũng chính những niềm tin cho rằng rất khó để có tiền và nghèo là một thứ luôn ám ảnh đã sinh ra một căn bệnh là “bủn xỉn hay keo kiệt”.. càng keo kiệt chúng ta càng làm kiệt quệ nguồn phước báu dẫn đến sự giàu có. Nếu ai đã từng kinh nghiệm thật sự chính lúc cho đi ta luôn nhận lại được một giá trị lớn hơn thì sẽ thấy mình thật ngô nghê khi nghĩ rằng cố giữ mới thật là có nhiều!

Mình xin kể câu chuyện về hai nhận vật quen thuộc.. lần đó Dr Hew Len cho một anh bồi bàn tờ 20$, anh kia lúng túng và nói rằng ảnh ko xứng đáng để nhận thì ổng chỉ cười và an ủi: “Tiền mà, có gì quan trọng đến thế. Hãy nhận đi!” Và thái độ đó đã ảnh hưởng ông Joe Vitale, một lúc khác ổng rút một tờ tiền mệnh giá lớn ra cho cô dọn phòng và cổ cũng lúng túng từ chối nhưng ông vẫn bảo cổ nhận đi… rồi sau đó trong lúc đang đi dạo ổng bỗng nảy ra một ý tưởng về một bussiness mới khá hấp dẫn và khả thi, ông kể cho ông Hew Len nghe và Dr Hew Len cười bảo: “Chính cái hành động rộng rãi của ông khi nãy đã được vũ trụ hồi đáp bằng một phần thưởng xứng đáng!! Cho và nhận luôn xảy ra song hành như vậy, xong chính bởi sự sợ hãi thiếu hụt đã dẫn đến một thái độ chưa bao giờ đúng đắng trong cách dùng tiền và đó là lý do chúng ta thật khó khăn để có nó hay giữ được nó”.

Ngược với sự rộng lượng hay hào phóng chính là thái độ hoan phí. Nếu không biết quý và sử dụng vô tội vạ, chính mình cũng đang gây “tổn hại” đến kênh này và một lúc nào đó khi nó “phát bệnh” thì người đó sẽ gặp ngay một thực tại bất an về chuyện này.

Cũng trong ngày hôm đó, sau khi nhận được “sự soi sáng” nào đó về những cái rác vi tế ấy vốn đang chận đứng kênh tài chính, mình đã làm một “pháp sám hối” mà có lẻ những đầu óc bình thường sẽ cho là bệnh hoạn… (thôi kệ, mình cứ kể, ai “thông” được và có “điên” chung cũng vui, vì thế giới này cũng bị cho là điên đảo rồi còn gì…). mình móc tờ tiền ra và xin lỗi nó rất chân thành:

“Tớ xin lỗi bạn, tớ đã đánh giá bạn “tệ” quá… mình đã không hề biết tri ân, công nhận giá trị của bạn là đã mang lại sự tiện ích, dễ dàng hơn trong đời sống thế tục này… mình đã áp đặt một giá trị bất thiện nào đó không thật lên bạn đó cũng không phải lỗi của mình, chẳng phải lỗi của bạn mà cũng chẳng phải lỗi của ai… nhưng tớ sẽ nhận trách nhiệm dọn dẹp cái rác này bằng pháp clean mà tớ biết và mong bạn hãy tha thứ… tớ cũng xin cảm ơn mọi sự tiện ích và hạnh phúc ít nhiều nào đó mà bạn mang đến cho mình và mình hứa sẽ sử dụng bạn như đúng theo ý nghĩa thiêng liêng mà bạn được tạo dựng nên là để phục vụ dân sinh, mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người vì vậy tớ sẽ không quá ích kỹ, bo bo giữ bạn cho riêng mình, tớ sẽ học cách chia sẻ đúng nghĩa nhất cho những ai cần đến bạn để rồi tất cả chúng ta – bạn, tớ và người nhận cùng được vui sướng và như vậy chúng ta đã trọn vẹn an vui trong sự hiện hữu vốn dĩ luôn luôn phúc lạc này”.

Dĩ nhiên có một thắc mắc nào đó vẫn đang nghĩ rằng, những người có thật nhiều tiền thì mới rộng rãi chứ mình làm gì có nhiều tiền mà đi thực hiện cái lý tưởng ấy dù là biết nó tốt. Xin thưa là: “Của cho không bằng cách cho!!” Cứ không phải cho thật nhiều tiền cho ai đó thì gọi là bố thí đúng nghĩa!!

Mình gôm thật nhiều tờ tiền 10k, 20k mà mình được thối lại để dành riêng, mình thường đem nó ra và lầm rầm: “Cảm ơn, cảm ơn, thương lắm!!! Rất tri ân sự có mặt này của các bạn và mong các bạn sẽ mang lại hạnh phúc cho tha nhân!” Minh liên tục làm vậy để clean đi những thứ rác nặng nề như một sự chú nguyện để dọn dẹp sạch sẽ những thứ làm tắt nghẽn kênh tài chính và trân trọng để các bạn ấy vào một ngăn riêng.. đó là nơi dành cho những mảnh đời mà người ta gọi là ko may mắn chứ mình thật chẳng biết cái gì là may hay không may cả. Ai hữu duyên thì nhận vậy thôi!

Nhờ vậy, cũng nhận thấy rằng, nếu kênh tài chính ko bị nghẽn nữa thì sẽ ko đáng phải bị nó làm phiền như là quá dư thừa để bị dính mắc hay bận tâm bảo vệ hoặc quá thiếu thốn để phải lo nghĩ vu vơ… khi nào cần thì có và chưa có thì cứ việc… clean để thông điệp được gửi đi và hồi đáp đúng theo ước nguyện chân chính. Giá trị mà chúng ta nhận được đôi khi vượt ngoài những giá trị vật chất bình thường, vì luôn có sự hào phóng hơn mức nhu cầu nhưng chỉ tại không dám tin ta đã tự đóng cửa từ chối mọi ân sủng!

Xin cảm ơn! I love You!


Nguồn: Chuyện tiền bạc - tốt hay xấu - vấn đề niềm tin

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thôi miên cách không đả chưởng - tưởng chỉ có trong phim

Khai vận đỏ - hướng dẫn các phương pháp khai vận

Đời người - Chơi giữa vô thường